10 Cách Phòng Chống Gù Lưng Cho Bé

gù lưng do tư thế ngồi học

Bệnh gù lưng, cong vẹo cột sống là gì, nguyên nhân gì làm ngày càng nhiều người mắc phải căn bệnh này? Và các cách phòng chống bệnh gù lưng cho bé

Cột sống là cấu trúc xương được tạo thành từ 33 đốt sống. Bệnh gù lưng là một trong các bệnh chỉ sự thay đổi hình dáng, cấu trúc sinh lý của cột sống và được gọi chung là cong vẹo cột sống.

gù lưng do tư thế ngồi học
Bệnh gù lưng làm tổn hại sức khỏe và thẩm mỹ

Bệnh gù lưng là gì? Bệnh cong vẹo cột sống là gì

Bệnh gù lưng là căn bệnh mà hình dáng, cấu trúc xương sống bị thay đổi ở đoạn ngực, đoạn cột sống ở ngự bị cong về phía sau làm cho lưng tròn, vai thấp, đầu hơi ngả thì gọi là tư thế gù lưng, hay bệnh gù lưng.

Nếu xương sống bị cong ở phần cổ thì đầu sẽ ngả về phía trước, và hai vai trùng xuống gọi là tư thế vai so.

Nếu phần xương sống ở thắt lưng cong về phía trước, bụng bị xệ và phần trên cơ thể hơi ngả ra phía sau gọi là tư thế ưỡn.

Vẹo cột sống là bệnh mà cột sống bị vẹo sang bên trái hoặc bên phải.

Tác hại của bệnh gù lưng, cong vẹo cột sống.

Chúng ta đều biết cột sống là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, cột sống bảo vệ tủy, kết hợp với gân và cơ giúp nâng đỡ cơ thể, là cột trụ của cơ, là chỗ dựa giúp các bộ phận khác phát triển. Vì vậy nếu cột sống gặp vấn đề thì hàng loạt vấn đề khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Bệnh  gù lưng, cong vẹo cột sống ở mức nhẹ thì chỉ gây ra các vấn đề ít nghiêm trọng như ảnh hưởng đến dáng người, và ảnh hưởng nhẹ đến tim và phổi, vì thế rất ít người quan tâm để ý.Trường hợp bệnh nặng sẽ rất nguy hiểm, ngoài việc làm cơ thể dị dạng, gây tác động xấu đối với tâm lý, các bộ phận khác của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là tim và phổi (giảm dung tích của phổi)…

Vì khi bệnh nhẹ không có hậu quả nghiêm trọng nên rất ít người để ý đến căn bệnh này. Vì vậy khi bệnh trở nên nặng thêm thì rất khó chữa. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, những trẻ mắc bệnh dưới 10 tuổi không có lối sống, rèn luyện khoa học thường rất khó sống đến tuổi 30. Còn khi cơ thể phát triển hoàn thiện mới bị thì thường sẽ không quá nặng.

Các nguyên nhân chính của bệnh gù lưng.

Tỷ lệ bệnh gù lưng, cong vẹo cột sống chiếm khoảng từ 1% đến 4% dân số thế giới. Và tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng tăng.

  • Nguyên nhân không rõ ràng: chiếm 70%, là những nguyên nhân do lối sống, thói quen… gây nên.
  • Nguyên nhân di truyền: chiếm khoảng 15%. Những người bị di truyền thường bị thừa hay thiếu nữa đốt sống.
  • Do một khối cơ bị liệt làm cho cột sống bị mất thăng bằng: chiếm khoảng 10%. Thường là do chấn thương do va chạm hay thói quen không tốt trong thời gian dài gây ra và sẽ không quá nặng.
  • Xương chậu bị mất thăng bằng khiến cho 2 chân không bằng nhau: chiếm khoảng 5%. Chủ yếu do tư thế ngồi.

Cách phòng chống gù lưng cho bé.

Chúng ta đều đã biết nguyên nhân của căn bệnh này và cũng rõ ràng chỉ có nguyên nhân di chuyền, chiếm khoảng 15% là chúng ta không thể phòng tránh, còn lại các nguyên nhân khác chúng ta đều có thể phòng tránh.

Đối với căn bệnh này, hiện tại nhiều website và các phương tiện thông tin cũng đã nói nhiều về cách phòng tránh, cơ bản như sau:

  1. Tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng tính dẻo dai bền bỉ của gân, cơ và các bắp thịt.
  2. Chú ý chiều cao của bàn và ghế khi ngồi học và ngồi làm việc, để màn hình máy tính hay quyển sách trước mặt khi đọc sách, làm việc.
  3. Nên hạn chế cầm xem điện thoại, tập tư thế cầm điện thoại ra trước mặt tránh việc cứ phải cúi xuống để nhìn điện thoại.
  4. Tập thói quen ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng hoặc ngả ra khoảng 135 độ.
  5. Nên tập yoga hoặc một môn thể thao nào đó thường xuyên như tập bơi, tập võ để có cơ thể khỏe và đẹp

Đặc biệt, 10 cách để phòng chống gù lưng, cong vẹo cột sống cho bé, các phụ huynh nên chú ý những điều sau.

  1. Nên để ý xem bé làm việc gì nhiều nhất trong ngày, như học bài, ngồi chơi, ngồi xem tivi…. xem tư thế ngồi của bé đã đúng hay chưa.
  2. Nên hạn chế để bé trong nhà, hãy thường xuyên cho bé đi chơi, dã ngoại… Hạn chế bé xem tivi hay xem điện thoại, chơi điện tử… Vì ngồi lâu sẽ mỏi lưng và sẽ không ngồi thẳng được dần dần sẽ ngả nghiêng, và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cột sống gây ra các bệnh gù lưng, ngoài ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, và sức khỏe.
  3. Nên thường xuyên cho bé ra ngoài vào buổi sáng để tiếp xúc với ánh nắng giúp bé hấp thu vitamin D giúp xương của bé phát triển tốt hơn, hạn chế mắc các bệnh về xương.
  4. Thường xuyên cho bé đi dã ngoại, tham gia các hoạt động ngoài trời…
  5. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé, đảm bảo đặc biệt là canxi, vitamin…
  6. Mua cho bé bộ bàn học có chiều cao phù hợp giúp bé có tư thế ngồi tốt nhất, và thi thoảng bố mẹ cũng nên để ý tư thế ngồi học của bé đã đúng chưa, để rèn cho bé tư thế ngồi tốt nhất nếu cần.
  7. Đảm bảo ánh sáng đầy đủ khi học để tránh việc bé phải cúi sát sách vở mới nhìn thấy gây ảnh hưởng đến thị lực và cột sống.
  8. Cặp sách của bé không nên quá nặng, trọng lượng không được quá 15% cơ thể, và phải có 2 quai để trọng lượng dồn đều. Nếu có thể hãy sử dụng những chiếc cặp chống gù chính hãng.
  9. Có điều kiện thì đi khám sức khỏe định kì, hoặc đi khám ngay khi bạn cảm thấy có dấu hiệu.
  10. Hãy khuyến khích bé chơi một môn thể thao mà bé yêu thích để bé có một cơ thể khỏe, đẹp, phát triển trí tuệ, các kĩ năng mềm và phòng ngừa rất nhiều bệnh tật.

Trả lời